Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Tại sao nên đầu tư vào vàng trong thời điểm này?


Gần đây, vàng đang trở thành tâm điểm chú ý của thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư không ngừng muốn hỏi “con sốt vàng” liệu có được xây dựng trên nền tảng thực tế, giá vàng liệu có tiếp tục đi lên hay không? Hiện thống kinh tế hiện nay vẫn đang còn tồn tại nhiều yếu tố bất xác định, hơn nữa thị trường cổ phiếu vẫn đang suy yếu, nên việc đầu tư vào vàng là thích hợp hơn bao giờ hết.

Khủng hoảng nợ châu Âu không chỉ khiến người ta nghi ngờ về tương lai của đồng EUR, mà còn gia tăng thêm nỗi lo về các tiền tệ chủ yếu khác. Cho dù trước khi khủng hoảng nợ Hy Lạp bùng nổ, đồng USD, đồng Yên và đồng Bảng Anh cũng có chiều hướng đi xuống dài hạn do khủng hoảng nợ công leo thang. Do đó, rất dễ nhận ra, tại sao vàng đã khôi phục được vai trò tài sản ẩn náu an toàn trong tâm trí các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Châu Á không còn xa lạ gì với vai trò của vàng. Trong thời gian khủng hoảng tài chính châu Á vào thập niên 1990, sau khi gặp thất bại trong việc ngăn chặn sự tháo vốn của nước ngoài, ngân hàng trung ương Hàn Quốc và Thái Lan đã cầu cứu sự giúp đỡ của người dân, hy vọng người dân giao nộp số vàng mà họ đang sở hữu bao gồm tiền vàng, trang sức vàng…, nhằm khôi phục lại kho dự trữ ngoại tệ. Hành động bất thường này cho thấy, vàng được coi là đơn vị tiền tệ cuối cùng, vì nó có chức năng môi giới giao dịch, đơn vị kế toán và có giá trị dự trữ.

Việc các nhà đầu tư ưa chuộng vàng đã giúp vai trò đơn vị tiền tệ cuối cùng của vàng có thể được tiếp tục kéo dài. Giá vàng mặc dù đã lập mốc cao kỷ lục, nhưng vẫn có không gian tăng tiếp rất lớn. Với tình hình cung cầu hiện nay đồng nghĩa, giá vàng vẫn sẽ tăng lên, hơn nữa xét theo quan hệ tỷ giá trong lịch sử giữa vàng và giỏ hàng hóa, giá vàng tương đối trên thực tế không đắt.

Đơn giản mà nói, việc cung ứng vàng không hẳn lý tưởng.  Các mỏ vàng được coi là nguồn thu nhập lớn duy nhất, hiện đã gần chạm điểm cuối cùng của việc sản xuất, muốn duy trì sản lượng như hiện nay cần phải đầu tư một số vốn lớn. Chúng tôi dự đoán, việc sản xuất vàng từ các mỏ vàng trong năm nay có thể sẽ tăng 1,6%, biên độ tăng trong năm 2011 có thể giảm dần xuống còn 1.3%. Sản lượng mỏ vàng có thể trong năm 2014 đạt đỉnh điểm, sau đó sẽ sụt giảm đáng kể. Trong khi đó, nguồn thu  nhập lớn thứ hai, tức việc cung ứng vàng chủ yếu bắt nguồn từ việc thu mua trang sức bằng vàng trong năm nay cũng sẽ giảm 22,5%.

Một nhân tố quan trọng khác chính là nhu cầu vàng. Trong mấy chục năm qua, các ngân hàng trung ương vẫn là bên bán ròng vàng, nhưng hiện tại, tình hình này cũng đã đảo ngược. Hiện giờ, các ngân hàng trung ương đều đang trở thành bên mua ròng vàng, có hai nguyên nhân: Trong tình cảnh toàn cầu mất cân bằng như hiện nay, các ngân hàng lại coi vàng là đơn vị tiền tệ cuối cùng, đặc biệt là các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi đều đã lần lượt mua vào vàng, để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ.

Thứ hai, theo quan điểm truyền thống của thị trường vàng, vàng được coi là nguồn nhu cầu lớn nhất thế giới – nhu cầu trang sức vàng sẽ bị điều khiển bởi hai nhân tố có liên quan đến nhau. Thị trường mới nổi, đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á, thu nhập cá nhân tăng, đồng thời, giá trị tiền tệ của châu Á cũng đã nâng cao sức mua của người dân. Do đó, nhu cầu bị đè nén từ lâu sẽ được giải phóng. Năm ngoái, nhu cầu vàng trang sức đã sụt giảm mạnh, nhưng trong năm nay có thể tăng 8%, năm 2011 tăng 5%.

Ngoài ra, nhu cầu đầu tư cũng sẽ tiếp tục trở thành nhân tố điều khiển chính cho giá vàng. Mặc dù, nhu cầu đầu tư vàng trong năm nay có phần sụt giảm, nhưng vẫn đang ở mức khá cao, trên thực tế đã gần tương đương với nhu cầu vàng trang sức. Các nhà đầu tư cần ý thức được rằng, nhu cầu đầu tư vàng có thể làm tăng thêm tính biến động của giá vàng trong tương lai.

Tóm lại, nhân tố điều khiển khiến các nhà đầu tư mua vàng sẽ không biến mất trong thời gian ngắn. Việc các nhà đầu tư mua vàng có thể xuất phát từ 4 suy nghĩ dưới đây: Đa dạng hóa tổ hợp đầu tư, đầu tư chủ yếu, tăng lợi tức và giao dịch mang tính đầu tư. Dự đoán, đến quý III/2010, giá vàng có thể tăng lên 1300USD/ounce, trong tháng 12 sẽ tăng tới 1500USD/ounce.
InfoTV
(vitinfo.com)

Nguyên tắc quan trọng trọng giao dịch vàng




(InfoTV) - Phân tích kĩ thuật là khả năng có thể được cải thiện khi bạn có kinh nghiệm và sự nghiên cứu. Hãy luôn là một người học hỏi và kiên trì học tập.

1/ Vạch ra xu hướng:

Phân tích các đồ thị trong dài hạn. Bạn hãy bắt đầu đánh giá với những đồ thị được lập hàng tháng, hàng tuần kéo dài trong thời gian nhiều năm. Một quy mô lớn hơn về “các bản đồ về thị trường” sẽ tạo ra một tầm nhìn rõ ràng hơn và tốt hơn trong dài hạn về thị trường. Một khi thiết lập được tầm nhìn trong dài hạn, sau đó bạn hãy kiểm chứng hằng ngày với các đồ thị trong ngày.

Một thị trường trong ngắn hạn được xem xét riêng lẻ có thể thường bị nhầm lẫn. Ngay khi bạn chỉ giao dịch trong một thời gian rất ngắn (scalping) , tốt hơn hết là bạn hãy giao dịch theo cùng một sự hướng dẫn như đối với xu hướng của trung và dài hạn.

2/ Hãy đặt mình vào xu hướng thị trường và song hành với nó:

Hãy quyết định một xu hướng và giao dịch theo nó. Xu hướng thị trường có rất nhiều quy mô khác nhau như trong dài hạn, trong trung hạn và trong ngắn hạn. Đầu tiên, bạn hãy quyết định xu hướng mà bạn định giao dịch và sử dụng những đồ thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng sự hướng dẫn của xu hướng đó. Mua ở điểm đáy khi có xu hướng lên giá và bán ở điểm đỉnh nếu nó xuống giá.

Nếu bạn quyết định đầu tư theo hướng trung hạn, nên sử dụng những đồ thị về thị trường hàng ngày, hàng tuần. Nếu bạn chỉ giao dịch ngắn hạn, sử dụng các biểu đồ hàng ngày và trong ngày. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp hãy dùng những đồ thị trong dài hạn hơn để quyết định. Sau đó mới sử dụng những đồ thị có thời hạn ngắn hơn.

3/ Tìm giá cao nhất và giá thấp nhất trong ngày của xu hướng đó:

Tìm các mức giá sàn và giá trần mong đợi . Nơi tốt nhất để mua là điểm gần mức giá sàn của thị trường. Điểm giá sàn này thường là dựa trên mức giá các chu kì trước nhưng ở mức thấp hơn. Nơi tốt nhất để bán là gần điểm giá trần của thị trường. Điểm này thường là đỉnh của đồ thị trước đây.

Sau khi một đỉnh giá trần của đồ thị bị phá vỡ, nó thường tạo ra mức giá sàn ở sự giảm xuống tiếp theo. Nói cách khác, giá cao nhất cũ trở thành mức giá thấp nhất mới.Tương tự như vậy, khi mức giá sàn (support) bị phá vỡ, nó sẽ dẫn đến việc bán ra ở đỉnh tiếp theo của đồ thị - Mức giá thấp nhất cũ trở thành mức giá cao nhất mới.

4/ Biết mức tỉ lệ nào nên rút lui:

Đo lường tỷ lệ của sự quay trở lại xu hướng cũ (retracement) . Sự điều chỉnh của thị trường lên hay xuống thường trở lại phần quan trọng của xu hướng trước đây. Bạn có thể đo lường sự điều chỉnh của một xu hướng đang tồn tại theo những tỷ lệ đơn giản. Phổ biến nhất là tỉ lệ retracement 50% của một xu hướng trước.

Mức retracement của xu hướng cũ ở mức nhỏ nhất thường là 1/3 xu hướng đó và lớn nhất thường là 2/3. Mức retracement mang tính quy luật (Fibonacci) của khoảng 38% và 62% cũng có giá trị xem xét trong suốt một chu kỳ của một xu hướng đi lên. Vì vậy, ban đầu khi mua bạn nên mua ở những điểm nằm trong khoảng từ 33% đến 38% của vùng retracement.

5/ Vẽ ra đường đi xu hướng:

Vẽ các đường biên của một xu hướng. Đường biên của xu hướng là một trong những công cụ vẽ đồ thị đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Tất cả những gì bạn cần là một đường biên thẳng và hai điểm trên đồ thị. Những đường của xu hướng đi lên được vẽ từ hai mức giá thấp nhất liên tiếp trong ngày.

Đối với đường của xu hướng đi xuống thì được vẽ từ hai điểm đỉnh liên tiếp trong ngày. Giá cả thường giảm theo đường đi của xu hướng trước khi tiếp tục hướng của chúng. Điểm phá vỡ đường đi của xu hướng thường báo hiệu một sự thay đổi xu hướng.

6/Theo chỉ số trung bình:

Hãy theo dõi sự chuyển động của các chỉ số trung bình (moving averages). Sự chuyển động của các chỉ số trung bình cung cấp những dấu hiệu mua và bán một cách khách quan. Chúng cho bạn biết khi một xu hướng đang tồn tại vẫn còn chuyển động và giúp bạn xác nhận sự thay đổi trong xu hướng. Sự chuyển động này không giúp bạn đoán trước giá, tuy nhiên, đó có nghĩa là một sự thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra.

Một sự liên kết đồ thị hai chuyển động của các chỉ số trung bình ( 2 đường MA cắt nhau) là cách phổ biến nhất để tìm ra những dấu hiệu giao dịch. Một số cách liên kết phổ biến trong tương lai là những chuyển động của các chỉ số trung bình trên 4 ngày ( MA 4) và trên 9 ngày (MA 9), trên 9 ngày(MA 9) và trên 18 ngày(MA 12), trên 5 ngày(MA 5) và trên 20 ngày (MA 20).

Những dấu hiệu được đưa ra khi các đường trung bình trong thời gian ngắn hơn vượt qua những đường trung bình trong thời gian dài hơn. Khi giá vượt lên cao hơn hay thấp hơn một sự chuyển động trên 40 ngày của các chỉ số trung bình cũng cho thấy dấu hiệu giao dịch tốt. Và nếu sự chuyển động của các chỉ số trung bình trên đồ thị theo đúng hướng của các đường chỉ số thì có nghĩa là nó đã đạt hiệu quả trong việc định hướng thị trường.

7/ Biết được các dấu hiệu đổi chiều:

Theo dấu vết các chỉ số dao động của thị trường có thể giúp bạn nhận ra khi nào thị trường đã vượt mua hoặc vượt bán. Trong khi các đường MA xác nhận sự thay đổi của xu hướng thị trường thì các chỉ số này cảnh báo trước cho bạn khi giá một thị trường đã tăng lên hay giảm xuống quá xa và sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ. Hai chỉ số phổ biến là Relative Strength Index (RSI) và Stochastics.

Chúng đều thể hiện trong một khung từ 0 đến 100. Với RSI, đạt trên 70 là báo hiệu vượt mua và dưới 30 là đã vượt bán. Giá trị vượt mua và vượt bán của chỉ số Stochestics là 80 và 20. Hầu hết những người giao dịch thường sử dụng Stochastics đối với dao động trong 14 ngày hoặc nhiều tuần, RSI đối với dao động trong 9 hoặc 14 ngày và cả đối với nhiều tuần.

Sự phân kì của các chỉ số dao động thường cảnh báo sự thay đổi của thị trường. Những công cụ này làm việc vẫn hiệu quả trong giao dịch ở các loại thị trường khác nhau. Những dấu hiệu theo tuần có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu theo ngày. Những dấu hiệu theo ngày có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu trong ngày.

8/ Nắm được các dấu hiệu cảnh báo:

Theo tín hiêu của MACD (The Moving Average Convergence Divergence) - sự tập hợp các dao động của các chỉ số thị trường khác nhau. Sự chỉ thị của MACD (phát triển bởi Gerald Appel) nối kết một hệ thống các chuyển động trung bình của thị trường giao nhau và các điểm mua quá nhiều và bán quá nhiều của một chỉ số thể hiện sự dao động. Một dấu hiệu mua xuất hiện khi đường nhanh hơn vượt lên trên đường chậm hơn và cả hai đường đều dưới 0.

Một dấu hiệu bán xuất hiện khi đường nhanh hơn nằm dưới đường chậm hơn ở trên vạch 0. Dấu hiệu hàng tuần được ưu tiên hơn dấu hiệu hàng ngày. Một biểu đồ MACD đánh dấu sự khác nhau giữa hai đường và đưa ra cả những cảnh báo khá sớm về sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “biểu đồ” vì đường kẻ thẳng đứng được dùng để chỉ ra sự khác nhau giữa hai đường trên đồ thị.

9/ Xu hướng, có tiếp diễn hay không?

Bạn hãy sử dụng đường ADX (The Average Directional Movement Index) – Đường chuyển động của các chỉ dẫn trung bình – để giúp bạn quyết định một thị trường đang theo một xu hướng hay đang trong giai đoạn biến đổi. Nó đo lường mức độ của xu hướng hay định hướng của thị trường. Một đường ADX đi lên ám chỉ một xu hướng mạnh.

Một đường ADX đi xuống lại thể hiện sự tồn tại của một thị trường giao dịch và sự vắng mặt của một xu hướng. Một đường ADX đi lên chỉ ra sự chuyển động của các chỉ số trung bình, và một đường ADX đi xuống cho thấy thị trường đang dao động. Theo sự hướng dẫn của các đường ADX, người giao dịch có thể quyết định dạng giao dịch và phần nào của các chỉ số là thích hợp nhất đối với thị trường ở hiện tại.

10/ Biết những dấu hiệu xác định:

Bao gồm cả khối lượng (volume) và dòng tiền. Khối lượng và dòng tiền là những yếu tố xác nhận sự chỉ dẫn quan trọng trong thị trường tương lai. Khối lượng giao dịch đi trước giá giao dịch. Quan trọng là phải đảm bảo rằng một khối lượng mạnh có thể được mua bán theo sự chỉ dẫn của xu hướng chiếm ưu thế.

Khi thị trường tăng giá thì một volume mạnh cần được xem xét mức độ tăng lên mỗi ngày. Sự tăng lên của dòng tiền xác định rằng xu hướng mới này ủng hộ cho xu hướng chiếm ưu thế. Sự giảm đi của dòng tiền này là dấu hiệu của sự kết thúc một xu hướng. Mức giá vững chắc của một thị trường tăng giá thường đi kèm với sự gia tăng về khối lượng và dòng tiền”
InfoTV
(Theo Vnecono)

Những nguyên tắc quan trọng trong giao dịch forex, vàng



(InfoTV) - Phân tích kĩ thuật là khả năng có thể được cải thiện khi bạn có kinh nghiệm và sự nghiên cứu. Hãy luôn là một người học hỏi và kiên trì học tập.

1/ Vạch ra xu hướng:

Phân tích các đồ thị trong dài hạn. Bạn hãy bắt đầu đánh giá với những đồ thị được lập hàng tháng, hàng tuần kéo dài trong thời gian nhiều năm. Một quy mô lớn hơn về “các bản đồ về thị trường” sẽ tạo ra một tầm nhìn rõ ràng hơn và tốt hơn trong dài hạn về thị trường.

Một khi thiết lập được tầm nhìn trong dài hạn, sau đó bạn hãy kiểm chứng hằng ngày với các đồ thị trong ngày. Một thị trường trong ngắn hạn được xem xét riêng lẻ có thể thường bị nhầm lẫn. Ngay khi bạn chỉ giao dịch trong một thời gian rất ngắn (scalping) , tốt hơn hết là bạn hãy giao dịch theo cùng một sự hướng dẫn như đối với xu hướng của trung và dài hạn.

2/ Hãy đặt mình vào xu hướng thị trường và song hành với nó:

Hãy quyết định một xu hướng và giao dịch theo nó. Xu hướng thị trường có rất nhiều quy mô khác nhau như trong dài hạn, trong trung hạn và trong ngắn hạn. Đầu tiên, bạn hãy quyết định xu hướng mà bạn định giao dịch và sử dụng những đồ thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng sự hướng dẫn của xu hướng đó. Mua ở điểm đáy khi có xu hướng lên giá và bán ở điểm đỉnh nếu nó xuống giá.

Nếu bạn quyết định đầu tư theo hướng trung hạn, nên sử dụng những đồ thị về thị trường hàng ngày, hàng tuần. Nếu bạn chỉ giao dịch ngắn hạn, sử dụng các biểu đồ hàng ngày và trong ngày. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp hãy dùng những đồ thị trong dài hạn hơn để quyết định. Sau đó mới sử dụng những đồ thị có thời hạn ngắn hơn.

3/ Tìm giá cao nhất và giá thấp nhất trong ngày của xu hướng đó:

Tìm các mức giá sàn và giá trần mong đợi . Nơi tốt nhất để mua là điểm gần mức giá sàn của thị trường. Điểm giá sàn này thường là dựa trên mức giá các chu kì trước nhưng ở mức thấp hơn. Nơi tốt nhất để bán là gần điểm giá trần của thị trường. Điểm này thường là đỉnh của đồ thị trước đây. Sau khi một đỉnh giá trần của đồ thị bị phá vỡ, nó thường tạo ra mức giá sàn ở sự giảm xuống tiếp theo.

Nói cách khác, giá cao nhất cũ trở thành mức giá thấp nhất mới.Tương tự như vậy, khi mức giá sàn (support) bị phá vỡ, nó sẽ dẫn đến việc bán ra ở đỉnh tiếp theo của đồ thị - Mức giá thấp nhất cũ trở thành mức giá cao nhất mới.

4/ Biết mức tỉ lệ nào nên rút lui:

Đo lường tỷ lệ của sự quay trở lại xu hướng cũ (retracement)  Sự điều chỉnh của thị trường lên hay xuống thường trở lại phần quan trọng của xu hướng trước đây. Bạn có thể đo lường sự điều chỉnh của một xu hướng đang tồn tại theo những tỷ lệ đơn giản. Phổ biến nhất là tỉ lệ retracement 50% của một xu hướng trước.

Mức retracement của xu hướng cũ ở mức nhỏ nhất thường là 1/3 xu hướng đó và lớn nhất thường là 2/3. Mức retracement mang tính quy luật (Fibonacci) của khoảng 38% và 62% cũng có giá trị xem xét trong suốt một chu kỳ của một xu hướng đi lên. Vì vậy, ban đầu khi mua bạn nên mua ở những điểm nằm trong khoảng từ 33% đến 38% của vùng retracement.

5/ Vẽ ra đường đi xu hướng:

Vẽ các đường biên của một xu hướng. Đường biên của xu hướng là một trong những công cụ vẽ đồ thị đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Tất cả những gì bạn cần là một đường biên thẳng và hai điểm trên đồ thị. Những đường của xu hướng đi lên được vẽ từ hai mức giá thấp nhất liên tiếp trong ngày.

Đối với đường của xu hướng đi xuống thì được vẽ từ hai điểm đỉnh liên tiếp trong ngày. Giá cả thường giảm theo đường đi của xu hướng trước khi tiếp tục hướng của chúng. Điểm phá vỡ đường đi của xu hướng thường báo hiệu một sự thay đổi xu hướng.

6/Theo chỉ số trung bình:

Hãy theo dõi sự chuyển động của các chỉ số trung bình (moving averages). Sự chuyển động của các chỉ số trung bình cung cấp những dấu hiệu mua và bán một cách khách quan. Chúng cho bạn biết khi một xu hướng đang tồn tại vẫn còn chuyển động và giúp bạn xác nhận sự thay đổi trong xu hướng. Sự chuyển động này không giúp bạn đoán trước giá, tuy nhiên, đó có nghĩa là một sự thay đổi trong xu hướng sắp xảy ra.

Một sự liên kết đồ thị hai chuyển động của các chỉ số trung bình ( 2 đường MA cắt nhau) là cách phổ biến nhất để tìm ra những dấu hiệu giao dịch. Một số cách liên kết phổ biến trong tương lai là những chuyển động của các chỉ số trung bình trên 4 ngày ( MA 4) và trên 9 ngày (MA 9), trên 9 ngày(MA 9) và trên 18 ngày(MA 12), trên 5 ngày(MA 5) và trên 20 ngày (MA 20).

Những dấu hiệu được đưa ra khi các đường trung bình trong thời gian ngắn hơn vượt qua những đường trung bình trong thời gian dài hơn. Khi giá vượt lên cao hơn hay thấp hơn một sự chuyển động trên 40 ngày của các chỉ số trung bình cũng cho thấy dấu hiệu giao dịch tốt. Và nếu sự chuyển động của các chỉ số trung bình trên đồ thị theo đúng hướng của các đường chỉ số thì có nghĩa là nó đã đạt hiệu quả trong việc định hướng thị trường.

7/ Biết được các dấu hiệu đổi chiều:

Theo dấu vết các chỉ số dao động của thị trường có thể giúp bạn nhận ra khi nào thị trường đã vượt mua hoặc vượt bán. Trong khi các đường MA xác nhận sự thay đổi của xu hướng thị trường thì các chỉ số này cảnh báo trước cho bạn khi giá một thị trường đã tăng lên hay giảm xuống quá xa và sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ.

Hai chỉ số phổ biến là Relative Strength Index (RSI) và Stochastics. Chúng đều thể hiện trong một khung từ 0 đến 100. Với RSI, đạt trên 70 là báo hiệu vượt mua và dưới 30 là đã vượt bán. Giá trị vượt mua và vượt bán của chỉ số Stochestics là 80 và 20. Hầu hết những người giao dịch thường sử dụng Stochastics đối với dao động trong 14 ngày hoặc nhiều tuần, RSI đối với dao động trong 9 hoặc 14 ngày và cả đối với nhiều tuần.

Sự phân kì của các chỉ số dao động thường cảnh báo sự thay đổi của thị trường. Những công cụ này làm việc vẫn hiệu quả trong giao dịch ở các loại thị trường khác nhau. Những dấu hiệu theo tuần có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu theo ngày. Những dấu hiệu theo ngày có thể được sử dụng như một chỉ dẫn cho các dấu hiệu trong ngày.

8/ Nắm được các dấu hiệu cảnh báo:

Theo tín hiêu của MACD (The Moving Average Convergence Divergence) - sự tập hợp các dao động của các chỉ số thị trường khác nhau. Sự chỉ thị của MACD (phát triển bởi Gerald Appel) nối kết một hệ thống các chuyển động trung bình của thị trường giao nhau và các điểm mua quá nhiều và bán quá nhiều của một chỉ số thể hiện sự dao động. Một dấu hiệu mua xuất hiện khi đường nhanh hơn vượt lên trên đường chậm hơn và cả hai đường đều dưới 0.

Một dấu hiệu bán xuất hiện khi đường nhanh hơn nằm dưới đường chậm hơn ở trên vạch 0. Dấu hiệu hàng tuần được ưu tiên hơn dấu hiệu hàng ngày. Một biểu đồ MACD đánh dấu sự khác nhau giữa hai đường và đưa ra cả những cảnh báo khá sớm về sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “biểu đồ” vì đường kẻ thẳng đứng được dùng để chỉ ra sự khác nhau giữa hai đường trên đồ thị.

9/ Xu hướng, có tiếp diễn hay không?

Bạn hãy sử dụng đường ADX (The Average Directional Movement Index) – Đường chuyển động của các chỉ dẫn trung bình – để giúp bạn quyết định một thị trường đang theo một xu hướng hay đang trong giai đoạn biến đổi. Nó đo lường mức độ của xu hướng hay định hướng của thị trường. Một đường ADX đi lên ám chỉ một xu hướng mạnh. Một đường ADX đi xuống lại thể hiện sự tồn tại của một thị trường giao dịch và sự vắng mặt của một xu hướng.

Một đường ADX đi lên chỉ ra sự chuyển động của các chỉ số trung bình, và một đường ADX đi xuống cho thấy thị trường đang dao động. Theo sự hướng dẫn của các đường ADX, người giao dịch có thể quyết định dạng giao dịch và phần nào của các chỉ số là thích hợp nhất đối với thị trường ở hiện tại.

10/ Biết những dấu hiệu xác định:

Bao gồm cả khối lượng (volume) và dòng tiền. Khối lượng và dòng tiền là những yếu tố xác nhận sự chỉ dẫn quan trọng trong thị trường tương lai. Khối lượng giao dịch đi trước giá giao dịch. Quan trọng là phải đảm bảo rằng một khối lượng mạnh có thể được mua bán theo sự chỉ dẫn của xu hướng chiếm ưu thế. Khi thị trường tăng giá thì một volume mạnh cần được xem xét mức độ tăng lên mỗi ngày.

Sự tăng lên của dòng tiền xác định rằng xu hướng mới này ủng hộ cho xu hướng chiếm ưu thế. Sự giảm đi của dòng tiền này là dấu hiệu của sự kết thúc một xu hướng. Mức giá vững chắc của một thị trường tăng giá thường đi kèm với sự gia tăng về khối lượng và dòng tiền”
 

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Bao giờ tiêu diệt được con quái vật “giả thuyết thị trường hiệu quả”



Khi giới đầu cơ vay tiền để thổi giá tài sản lên mây, giả thuyết này cho rằng NHTW cứ nên ngồi yên không can thiệp.
 

Nếu đã từng trải qua khủng hoảng tài chính 2007-08, dân tài chính ắt sẽ nghĩ suy nghĩ cho rằng thị trường là hiệu quả thật “không thể tin nổi”. Nhưng chẳng khác gì một con quái vật của Hollywood, rất khó có thể tận diệt được thuyết thị trường hiệu quả.
Từ điều hiển nhiên rằng một nhà đầu tư trung bình không thể thắng nổi thị trường sau khi đã tính tới chi phí đầu tư, giới học giả phát triển nên quan điểm cho rằng các cơ hội chiến thắng thị trường rõ ràng sẽ nhanh chóng biến mất do “arbitrage” (kinh doanh chênh lệch giá).
Do đó giá thị trường là ước tính sẵn có tốt nhất cho giá trị cơ bản của các chứng khoán và không nên chịu điều tiết của các cơ quan giám sát.
Tin tốt là giả thuyết trên dẫn tới sự phát triển của các quỹ chỉ số chi phí thấp. Tin xấu là nó khiến các ngân hàng trung ương khoanh tay đứng nhìn khi bong bóng tài sản bùng phát.
Trong vòng 20-30 năm trở lại, trường phái tài chính hành vi đang dần đẩy lùi giả thuyết thị trường hiệu quả.
Không hề là các tác nhân siêu duy lý có khả năng phân tích chuyên sâu tất cả các thông tin sẵn có và chiết khấu các dòng tiền tương lai ở tỷ lệ lý tưởng, nhà đầu tư cá nhân cho thấy mình đầy rẫy những thiên kiến tâm lý, ví dụ như sẵn sàng chốt lời hơn cắt lỗ.
Họ giống Captain Kirk hơn là Spock. Hơn nữa, thị trường đã cho thấy rất nhiều điểm bất thường.
Trong đó điều gây ngạc nhiên nhất là “đà”, tức xu hướng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng nếu gần đây cho lợi suất cao hơn thị trường. Điểm này khó có thể tương hợp với hai từ “hiệu quả”.
Cuốn sách mới xuất bản của Roman Frydman từ ĐH New York và Michael Goldberg từ ĐH New Hampshire cố gắng vạch ra một con đường thứ ba giữa hai trường phái hiệu quả và hành vi.
Họ lấy quan điểm của John Maynard Keynes làm nền tảng: các yếu tố quyết định thành công của bất kỳ một khoản đầu tư nào trong tương lai đều quá phức tạp để có thể tính toán.
Giới đầu tư đối diện với một thế giới của những điều chưa chắc chắn, cả đã biết lẫn chưa biết (mượn chữ của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld).
Vấn đề không chỉ là giới đầu tư không biết các yếu tố cơ bản như lợi nhuận, lãi suất, … sẽ biến động ra sao. Họ cũng không biết các nhà đầu tư khác sẽ tập trung vào yếu tố nào trong một thời điểm cụ thể.
Ví dụ như một nghiên cứu về tin tức của Bloomberg cho thấy, trong giai đoạn 2001 – 2003, chỉ có 5% đề cập đến lạm phát (vốn khi ấy thấp một cách bất thường) như là một yếu tố đẩy giá tài sản tăng.
Cho đến năm 2005, khi lạm phát đã tăng trở lại, tỷ lệ này tăng lên 45%.
Các tác giả cho rằng giới đầu tư sẽ đưa ra các chiến thuật để đối phó với sự không chắc chắn này. Khi các yếu tố cơ bản thay đổi, họ từ từ điều chỉnh các dự báo của mình.
Ví dụ như vào cuối những năm 1990, tình hình kinh tế dường như rất thuận lợi, tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp và lợi nhuận tăng mạnh.
Khó có thể coi là “phi duy lý” (irrational) khi mà những yếu tố cơ bản tích cực đến thế lại không chuyển hóa thành tốc độ tăng phi mã trên thị trường cổ phiếu.
Tuy vậy, cuối cùng, giá trị cổ phiếu lên tới mức rất cao. Giới đầu tư nhận ra nguy cơ và bắt đầu điều chỉnh hành vi của mình. Kết quả là giai đoạn điều chỉnh 2000 – 2002 trên thị trường cổ phiếu.
Các tác giả gọi đó là “giả thuyết thị trường ngẫu nhiên” (contingent-market hypothesis) được phát biểu như sau: “Nguyên nhân cơ bản của các biến động giá phụ thuộc vào các thông tin sẵn có, bao gồm cả các quan sát yếu tố cơ bản đối với riêng mỗi thị trường. Nguyên nhân này không thể được mô tả một cách thích hợp bằng một mô hình tổng quát, được định rõ thành một quy luật chỉ ra mối quan hệ chính xác giữa kết quả trên thị trường với thông tin sẵn có trong mọi giai đoạn cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai."
Giả thuyết này ắt chẳng dễ nhớ cho lắm. Cũng không rõ từ đó có thể đưa ra được dự báo nào để mà thử nghiệm tính chính xác của nó hay không.
Tuy nhiên cuốn sách vẫn có một ý nghĩa thực tế rất giá trị, đó là ngân hàng trung ương nên can thiệp để hạn chế việc giá tài sản tăng quá mức cũng như giảm quá mức.
Các tác giả gợi ý rằng chính quyền nên thông báo một biên độ thị trường (rất rộng) và hành động nếu giá biến động vượt qua biên độ ấy. Các biện pháp thực tế có thể bao gồm yêu cầu ký quỹ nhiều hơn với những ai đang đầu cơ giá lên.
Về bong bóng nhà đất trong thập kỷ trước, các tác giả cho rằng nếu có chỉ đạo giá chính thức đi kèm với việc tăng tỷ lệ an toàn vốn đối với cho vay thế chấp mua nhà, chắc chắn thị trường sẽ tự điều chỉnh ngay từ đầu.
Lạy Chúa tôi.
Cái ý nghĩ cho rằng ngân hàng trung ương nên khoanh tay đứng nhìn, kể cả khi giới đầu cơ vay tiền từ ngân hàng để thổi giá lên những mức cao chưa từng có, đáng bị đóng cọc vào tim (cách duy nhất người Châu Âu tin rằng có thể giết được ma cà rồng – ND).
Minh Tuấn
Theo Economist