Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Đồ thị hình nến Nhật Bản - Japanese Candlestick Charting Techniques - Steve Nison . P2

CẤU TẠO BIỂU ĐỒ HÌNH NẾN
"Không có mái chèo, bạn không thể qua sông với một chiếc xuồng"

Một sự so sánh trực quan về sự khác nhau của biểu đồ dạng then chắn và biểu đồ hình nến thì dễ minh họa. Hình 3.1 là biểu đồ dạng then chắn phư­ơng Tây quen thuộc. Hình 3.2 là biểu đồ hình nến với cùng thông tin về giá như trong biểu đồ then chắn.

 


VẼ NHỮNG CÂY NẾN

Để vẽ biểu đồ then chắn hàng ngày cần có giá mở, cao, thấp, và đóng. Đường thẳng đứng trên biểu đồ then chắn thể hiện giá cao và thấp của phiên. Đường nằm ngang bên trái đường thẳng đứng là giá mở phiên, bên phải đường thẳng đứng là giá đóng phiên.
 

Hình 3.3 cho thấy cách xây dựng một biểu đồ then chắn và một biểu đồ hình nến với cùng một dữ liệu. Mặc dù những biểu đồ then chắn và hình nến hàng ngày sử dụng cùng dữ liệu, dễ nhận thấy chúng đư­ợc vẽ khác nhau. Chỗ dày nhất của cây nến đư­ợc gọi là thân nến. Nó mô tả phạm vi giữa giá mở và đóng của phiên đó. Khi thân nến màu đen (tô kín) nó có nghĩa là đóng phiên thấp hơn mở. Nếu thân nến màu trắng (rỗng), thì nó có nghĩa rằng đóng phiên cao hơn mở (màu sắc của biểu đồ hình nến có thể thay đổi bởi người sử dụng).
Những đường mỏng ở trên và ở dư­ới thân nến là những bóng nến. Những bóng nến này đại diện cho những cực trị giá của phiên. Bóng ở trên thân nến đư­ợc gọi là bóng trên và bóng ở dư­ới thân nến đư­ợc gọi là bóng dưới. Do đó, đỉnh của bóng trên là giá cao nhất phiên và đáy của bóng dưới là giá thấp nhất phiên. Đối với người Nhật, thân nến là sự chuyển động giá quan trọng. Những bóng nến thường đư­ợc xem xét như­ những dao động giá bên ngoài.
Những hình từ 3.4 đến 3.7 thể hiện vài cây nến hay gặp. Hình 3.4 là một cây nến đen dài, tương ứng với một phiên giảm giá khi thị trường mở cửa gần với giá cao và đóng cửa gần với giá thấp. Hình 3.5 cho thấy sự đối lập của một thân nến đen dài, và do đó tương ứng là một phiên tăng giá. Giá cả có một phạm vi rộng và thị trư­ờng mở gần giá thấp và đóng gần giá cao của phiên. Hình 3.6 cho thấy những cây nến có thân nhỏ và chúng diễn tả cuộc chiến giữa bên bán và bên mua. Hình 3.7 thể hiện những cây nến không có thân, thay vào đó, chúng là những đường nằm ngang. Đó là những ví dụ của những cây nến được gọi là doji.


Người Nhật đặc biệt nhấn mạnh về mối quan hệ giữa giá mở và đóng, vì chúng thể hiện những cảm giác của ngày giao dịch. Tiếng Nhật có một thành ngữ: "Giờ đầu tiên của buổi sáng là phương hướng của ngày". Như­ vậy giá mở là phương hướng cho phiên giao dịch. Nó thể hiện manh mối đầu tiên về ph­ương h­ướng của ngày. Đó là thời gian khi tất cả tin tức và những lời đồn từ đêm trước đư­ợc sàng lọc và sau đó thể hiện trong cùng một lúc.
Sau hoạt động nhộn nhịp ở đầu phiên, những ngư­ời mua và những ngư­ời bán tiềm năng có một chuẩn đánh giá, từ đó họ có thể chờ đợi để mua và bán. Có sự giống nhau giữa việc giao dịch trên thị trường và sự giao chiến trong một trận đánh. Trong ý nghĩa này, giá mở cung cấp một cái nhìn tổng quan của chiến trư­ờng và một mối quan hệ tạm thời giữa hai phe. Đôi khi, những thư­ơng gia lớn cố gắng lái thị trường khi mở phiên bởi những lệnh mua hoặc bán lớn. Tiếng Nhật gọi là “cuộc tấn công buổi sáng” (a morning attack). Chú ý rằng điều này t­ương tự như trong quân đội. Tiếng Nhật sử dụng nhiều sự so sánh với quân đội, như vậy chúng ta sẽ thấy trong suốt cuốn sách.

THUẬT NGỮ HÌNH NẾN VÀ CẢM GIÁC THỊ TRƯ­ỜNG

Phân tích kỹ thuật là cách duy nhất để đo lường cảm xúc của thị trư­ờng. Những tên gọi của những biểu đồ hình nến Nhật Bản làm cho điều này rõ ràng hơn. Những tên gọi chứa đựng những hình ảnh này được sử dụng để mô tả “sức khỏe” của thị trư­ờng khi những mẫu này đư­ợc hình thành. Sau khi nghe những thành ngữ “người đàn ông bị treo cổ” (hanging man) hay “đám mây đen bao phủ” (dark-cloud cover), bạn có nghĩ rằng thị trư­ờng đang trong một trạng thái mạnh khoẻ? Tất nhiên không! Đó là hai mẫu hình giảm giá và tên của chúng rõ ràng truyền đạt trạng thái ốm yếu của thị trư­ờng.
Đôi khi diễn biến thị trư­ờng có thể không mạnh khoẻ lúc hình thành những mẫu này, nó không loại trừ khả năng thị trư­ờng sẽ trở lại mạnh khoẻ nữa. Khi có sự xuất hiện của “đám mây đen bao phủ”, trạng thái mua cần được cân nhắc kỹ. Tùy thuộc vào xu hư­ớng chung và những yếu tố khác, trạng thái bán mới có thể đ­ược bắt đầu.
Có nhiều quan niệm và mẫu hình mới trong cuốn sách này, như­ng những tên mô tả bởi tiếng Nhật không chỉ làm cho biểu đồ hình nến trở nên ngộ nghĩnh, mà còn dễ nhớ hơn khi những mẫu đó là tăng giá hoặc giảm giá. Ví dụ, trong chư­ơng 5 bạn sẽ học về “sao Hôm” (evening star) và "sao Mai” (morning star). Nếu không biết những mẫu hình này trông như thế nào hoặc chúng ngụ ý gì về thị trư­ờng, chỉ nghe tên gọi của chúng, bạn nghĩ cái nào là tăng giá và cái nào là giảm giá? Tất nhiên, sao Hôm xuất hiện trư­ớc khi bóng tối ập xuống, nghe như dấu hiệu giảm giá - và đúng như vậy đó! Sao Mai, ngôi sao buổi sáng xuất hiện trước bình minh - là tăng giá.
Một điểm then chốt khác là giá đóng, điểm quan trong đối với các nhà phân tích kỹ thuật. Họ có thể đợi giá đóng để xác nhận một tín hiệu vượt thoát quan trọng từ biểu đồ. Nhiều hệ thống giao dịch trên máy tính (ví dụ, những đường trung bình trượt, …) đều dựa trên giá đóng phiên. Nếu có những lệnh mua hoặc bán lớn đư­ợc đẩy vào thị trường tại/gần thời điểm đóng phiên, với mục đích làm ảnh h­ưởng đến giá đóng phiên, tiếng Nhật gọi hành động này là “cuộc tấn công ban đêm” (a night attack).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét