Ngày 25/03, một số quan chức FED cho biết FED không thể mở rộng chương trình mua trái phiếu vì kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vững chắc.
Chủ tịch Ngân hàng dự trữ bang Philadelphia, Charles Plosser, là người kiên quyết chống lạm phát, lần đầu tiên nêu chi tiết về kế hoạch nhằm đảo ngược chính sách nới lỏng của FED để ngăn chặn lạm phát trong thời gian tới.
Phát biểu tại New York, ông Plosser cho rằng đà tăng trưởng của nền kinh tế đã “cải thiện đáng kể” kể từ mùa hè năm ngoái.
Ông nói: “Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, chính sách tiền tệ sẽ đảo ngược trong tương lai không xa và FED sẽ bắt đầu rút lại các biện pháp từng được đưa vào nền kinh tế. Nếu không thực hiện đúng lúc, hậu quả đối với sự ổn định của nền kinh tế và lạm phát trong thời gian tới là rất nghiêm trọng”.
Theo ông Plosser, chiến lược thoái lui phải bao gồm việc nâng lãi suất và bán tài sản.
Cùng với Charles Plosser, ông Evans - Chủ tịch FED bang Chicago cho rằng: “FED không cần thiết phải mua thêm trái phiếu.”.
Theo ông Evans, FED sẽ không vội vàng thắt chặt chính sách tiền tệ và có thể cố gắng duy trì bảng cân đối kế toán ổn định khi chương trình mua trái phiếu kết thúc. Do đó, FED có thể tiếp tục tái đầu tư các khoản lợi nhuận từ các chứng khoán đáo hạn như trong thời gian qua.
Cả Evans và Plosser đều cho rằng động đất và khủng hoảng hạt nhân tai Nhật Bản cũng như đà leo thang của giá dầu đang đặt ra những thách thức đối với đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, theo hai quan chức này, rủi ro không lớn và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Cùng ngày, ông Dennis Lockhart - Chủ tịch FED bang Atlanta cũng đưa ra nhận định tương tự. Điều này cho thấy các cuộc thảo luận của FED không còn tập trung vào việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Chủ tịch FED bang Minneapolis, Narayana Kocherlakota, cho rằng FED chỉ xem xét mua thêm trái phiếu khi tình tế Mỹ rơi vào tình trạng đình đốn nghiêm trọng.
Theo số liệu được Bộ Thương mại công bố trong ngày thứ Sáu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2010 tăng 3,1%, mạnh hơn so với ước tính sơ bộ 2.8%. Tuy nhiên, dấu hiệu suy yếu trong chi tiêu tiêu dùng và doanh nghiệp có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm 2011.
Được biết, FED đã giữ nguyên mức lãi suất gần 0% kể từ tháng 12/2008 và mua hơn 2 ngàn tỷ USD chứng khoán dài hạn để hạ thấp chi phí vay mượn và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế từ cuộc suy thoái 2007-2009.
Tại cuộc họp gần đây nhất, các thành viên chính sách của FED bỏ phiếu nhất trí tiếp tục thực hiện chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu (QE2) bắt đầu tứ tháng 11/2010 và kéo dài đến tháng 6/2011.
Phát biểu tại New York, ông Plosser cho rằng đà tăng trưởng của nền kinh tế đã “cải thiện đáng kể” kể từ mùa hè năm ngoái.
Ông nói: “Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, chính sách tiền tệ sẽ đảo ngược trong tương lai không xa và FED sẽ bắt đầu rút lại các biện pháp từng được đưa vào nền kinh tế. Nếu không thực hiện đúng lúc, hậu quả đối với sự ổn định của nền kinh tế và lạm phát trong thời gian tới là rất nghiêm trọng”.
Theo ông Plosser, chiến lược thoái lui phải bao gồm việc nâng lãi suất và bán tài sản.
Cùng với Charles Plosser, ông Evans - Chủ tịch FED bang Chicago cho rằng: “FED không cần thiết phải mua thêm trái phiếu.”.
Theo ông Evans, FED sẽ không vội vàng thắt chặt chính sách tiền tệ và có thể cố gắng duy trì bảng cân đối kế toán ổn định khi chương trình mua trái phiếu kết thúc. Do đó, FED có thể tiếp tục tái đầu tư các khoản lợi nhuận từ các chứng khoán đáo hạn như trong thời gian qua.
Cả Evans và Plosser đều cho rằng động đất và khủng hoảng hạt nhân tai Nhật Bản cũng như đà leo thang của giá dầu đang đặt ra những thách thức đối với đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, theo hai quan chức này, rủi ro không lớn và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Cùng ngày, ông Dennis Lockhart - Chủ tịch FED bang Atlanta cũng đưa ra nhận định tương tự. Điều này cho thấy các cuộc thảo luận của FED không còn tập trung vào việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Chủ tịch FED bang Minneapolis, Narayana Kocherlakota, cho rằng FED chỉ xem xét mua thêm trái phiếu khi tình tế Mỹ rơi vào tình trạng đình đốn nghiêm trọng.
Theo số liệu được Bộ Thương mại công bố trong ngày thứ Sáu, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2010 tăng 3,1%, mạnh hơn so với ước tính sơ bộ 2.8%. Tuy nhiên, dấu hiệu suy yếu trong chi tiêu tiêu dùng và doanh nghiệp có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm 2011.
Được biết, FED đã giữ nguyên mức lãi suất gần 0% kể từ tháng 12/2008 và mua hơn 2 ngàn tỷ USD chứng khoán dài hạn để hạ thấp chi phí vay mượn và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế từ cuộc suy thoái 2007-2009.
Tại cuộc họp gần đây nhất, các thành viên chính sách của FED bỏ phiếu nhất trí tiếp tục thực hiện chương trình mua 600 tỷ USD trái phiếu (QE2) bắt đầu tứ tháng 11/2010 và kéo dài đến tháng 6/2011.
Nguồn Vietstock
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét